Hội chứng chậm lớn hay bệnh hoại tử cơ quan tạo máu

Lây truyền:

-   Những con tôm bị nhiễm nhưng không chết sẽ mang virus trong cơ thể suốt đời và truyền cho tôm con ( theo trục dọc).

-   Chúng thường bị nhiễm rất mạnh khi những con khỏe ăn thịt nhưng con bị bệnh này hoặc do nhiễm bệnh này mà chết ( theo trục ngang).

-   Lây nhiễm qua nguồn nước.

-   Qua các dụng cụ dùng chung.

-   Mức độ nhiễm cũng thay đổi theo tuổi tôm, thường nhiễm trong giai đoạn khi tôm từ 35 ngày tuổi trở lại.

 

Tôm chậm lớn do nhiễm IHHNV

 

Triệu chứng:

-   Thường biểu hiện ở thời kỳ mãn tính.

-   Tôm còi cọc, chậm lớn.

-   Chủy đầu bị dị dạng hoặc bị uốn cong ( bên phải, bên trái).

-   Râu nhăn nhúm.

-   Vỏ xù xì, thô ráp và méo mó.

-   Tôm kém ăn và tỷ lê phân đàn cao.

-   Tỷ lệ nhiễm trong đàn thường 30 -50%

Tác nhân gây bệnh :

-   Virus này có tên parvovirus.

-   Kích thước nhỏ, đường kính trung bình khoảng 22mm

-   Acid nucleic của nó là DNA

-   Virus ký sinh ở râu, tế bào lympho, cơ quan tạo máu, mang và các hạch thần kinh

Phương pháp phòng trừ bệnh :

Đây là bệnh virus nên có thể áp dụng các phương pháp phòng bệnh giống như bệnh đốm trắng.

 

Hiện tượng tôm nổi đầu:

  Đây là hiện tượng khá phổ biến trong các ao nuôi mật độ cao, hiện tượng này phổ biến nhất trong những tháng nuôi thứ 2 trở đi, khi ao nuôi có nhiều chất hữu cơ, nền đáy ao ô nhiễm, lượng oxy ở đáy ao thấp, hàm lượng khí độc cao.             

Triệu chứng:

-   Kéo đàn và chạy quanh bờ ao

-   Có trường hợp nổi đầu chạy quanh ao nhưng không phải do hai yếu tố trên.

-   Có thể dùng thức ăn để thử có phải tôm đói hay không. Nếu tôm đang chạy quanh ao, rãi thức ăn xuống chúng dừng lại ăn, trường hợp này có thể do tôm đói.

Tác nhân:

Hiện tượng này gây thiệt hại rất lớn, có thể gây chết 90-100% nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

-   Thiếu oxy

-   Hàm lượng các khí độc như NH, HS… vượt quá ngưỡng cho phép.

Biện pháp xử lý:

-         Gây tảo để tạo Oxy

-         Tăng cánh quạt nước

-   Nếu thiếu oxy hoặc thức ăn thì có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

 

Bệnh do dinh dưỡng – Cong thân:

Là bệnh gặp khá phổ biến trong những ao nuôi mật độ cao, đặc biệt là trong những mùa nắng nóng, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tầng mặt và đáy ao, thường biểu hiện nhất là những lúc chài tôm hoặc dở nhá (vó) để kiểm tra tôm.

Triệu chứng:

-   Khi dở nhá hoặc chài tôm để kiểm tra ( nhất là các ngày nắng nóng), sau khi kéo tôm lên khỏi mặt nước, một số con tôm đột nhiên co lại, những con này thường sau đó sẽ bị chết dù có thả lại ao nuôi.

Tỷ lệ của chúng sẽ tăng nhiều khi mật độ nuôi cao, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, trời nắng nóng.

Nguyên nhân:

Thiếu các vi khoáng và vitamin cần thiết cho quá trình chống sốc của tôm.

Việc thiếu vi khoáng và vitamin còn xảy ra một số trường hợp như: rối loạn trao đổi chất, tôm châm lớn, giảm khả năng kháng bệnh, tôm dễ bị sốc. Môi trường nuôi càng gây sốc cho tôm thì nhu cầu vitamin và khoáng chất càng lớn.

cách phòng trị bệnh :

đảm bảo các yếu tố môi trường cho tôm phát triển tốt đặc biệt là hàm lượng oxy .

bổ xung các khoáng chất, vitamin C, đặc biệt bà con lên chọn lựa loại thức ăn có chất lượng cao .


Các tin khác


. Bệnh đen mang
. Bệnh Taura
. Bệnh đường ruột
. Bệnh do virus: